[REVIEW SÁCH] FAUST – J. W GOETHE

Khép lại cuốn “Kinh Thánh cuộc đời của dân tộc Đức” với vở kịch thơ 12.111 câu đã làm tôi thấy mãn nguyện vô cùng. Do tính chất thời đại mà giờ đây tác phẩm này bị thập niên này xem nhẹ, nhưng tin tôi đi đó là một sai lầm.

BI KỊCH CUỘC ĐỜI

Faust – nhân vật chính là một trí thức nghiên cứu: y học, triết học, thần học, luật học, đọc tất cả các cuốn sách cần đọc, hiểu được tất cả mọi thứ mà mình muốn biết và tất nhiên nếu như thế thì con người sẽ rất chán đời.
Faust muốn vươn lên nhìn được Thần nhưng đau đớn nhận ra là không thể.
Đến đây phải nói tổng thể cốt truyện và thông điệp mà Goethe truyền tải trong Faust thật khủng khiếp.
Faust vì học hành nhiều quá mà quên mất cái mặt tối trong bản thân mình đang gào thét. Sự thiếu toàn vẹn đã dẫn đến bi kịch cho Faust khi Mephisto đem đến cho anh 1 thú vui của trần thế.
Cái mà mấy mươi năm cuộc đời Faust đã bỏ qua: Tình yêu nhục dục! Để rồi hủy diệt một gia đình, làm vương quốc sụp đổ, giết thiên nhiên, sử dụng lao động khổ sai, cướp biển.
Faust cứ vươn lên và song hành với nó là sự lầm lạc, lầm lỗi chất chồng như câu 315: “Chừng nào con người còn vươn lên, con người còn lầm lạc.”
Mephisto với vai trò bình luận và phê phán sắc sảo, khôi hài biểu trưng cho nguyên thể thứ hai trong tâm hồn Faust – sức mạnh cám dỗ tự thân, của bản năng con người, mà khi con người chiến thắng được thì sẽ lên làm thánh nhân hoặc gặp được thánh thần.
Nhưng có lẽ cái Thiện đã thắng bằng hành động! 
Tính lưỡng diện của tâm lý con người được Goethe mở ra bằng Faust và Mephisto. Một người là sự trí thức, tự tin rằng trên đời không gì có thể cám dỗ được mình.

BÓNG TỐI VÀ ÁNH SÁNG

Vấn đề dung hòa được hai phần tâm hồn là rất khó, bóng tối và ánh sáng khó lòng trộn lại thành một. Nhưng nếu cứ trốn chạy bóng tối thì ta sẽ thấy thiếu vắng khủng khiếp.
Trải nghiệm trong bóng tối khiến ta phải làm nhưng điều phi đạo lý nhưng đồng thời cũng có thấy thích thú và tiến tới thứ gọi là “toàn vẹn”.
Có thể nói, đây là cuộc mặc cả với ma quỷ, như Dostoevsky có một câu địa ý trong “Anh em nhà Karamazov”: “Chiến trường của Chúa Trời và Ác Qủy là nơi trái tim con người.”
Thử hỏi tác phẩm này đem lại gì con người đọc hiện đại ở thế kỷ 21?

MỘT VÀI TRÍCH DẪN

“ Ôi trong lồng ngực ta đây hai linh hồn cùng trú ngụ;
Mà linh hồn này muốn tách bỏ linh hồn kia;
Một bên, khao khát tình đời đến bạo liệt, si mê;
…….
Một bên, quyết dứt khỏi bụi trần vươn mình lên mạnh mẽ;
….”
“Kẻ ác cần anh, kẻ thiện cũng cần anh,
Thiện dùng anh làm mộc chắn để sống đời khổ hạnh,

Ác cần anh làm kẻ cùng phe cánh
Để gây ra bao chuyện tày trời,
Nhưng cả hai đều làm trò cho thần Zeus mua vui.”
“Mỗi người chỉ nên học cái gì mình học được”
“Muốn giành được thời gian phải sống cho ngăn nắp” 
“Con người chỉ khẳng định mình khi không ngừng hoạt động”
“Cái gì ta nguyền rủa, ta lại luôn đón chào?
Cái gì ta khao khát, ta lại luôn xua đuổi?”
—————————————-
Nguồn: Facebook
#ReviewSach #Reviewhay
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Xem Thêm  [REVIEW SÁCH] QUÝ CÔ TAO NHÃ - Lotte Jeffs
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận