[REVIEW SÁCH] LUẬT CHẾT NĂM 70 TUỔI – MIU KAKIYA

TRÍCH DẪN TÁC PHẨM

Ngày 4/4/2020, 2 năm trước khi Luật Chết có hiệu lực vào 4/2022 :
“Ở chỗ tôi, Luật Chết năm 70 tuổi đã làm náo động tất cả mọi người. Tôi 75 tuổi, tức là chỉ còn hai năm nữa là tôi bắt buộc phải chọn cái chết êm ái. Đó không phải chuyện đùa. Có vẻ người ta đang xem nhẹ những người đã đóng góp cho sự phát triển của Nhật Bản. Bố tôi mất khi đã 95 tuổi nhưng ông vẫn quắc thước và còn từng tham gia chiến tranh. Tôi cảm thấy khó có thể lý giải được tại sao người ta lại có thể dễ dàng vứt bỏ những người đã chịu khổ sở vì đất nước như thế. Từ khi thủ tướng Magaino nhậm chức, ông ấy đã tiến hành hàng loạt chính sách có ý nghĩa. Tôi còn nghĩ rằng nếu bàn giao tương lai Nhật Bản lại cho người này thì tôi có thể yên tâm, nhưng hoá ra ông ta chỉ là một kẻ đạo đức giả. Một người Anh thuộc giới thượng lưu trong số bạn bè lâu năm của tôi đã cười nhạo khinh suất chính phủ Nhật Bản. Chính phủ đang phơi bày nỗi nhục nhã của Nhật Bản trước cả thế giới. Tôi mong chính phủ biết điều một chút. Tay tôi đang run lên vì tức giận, nên chữ viết cũng trở nên nguệch ngoạc..”

TÂM TƯ CỦA NGƯỜI CHỊU “LUẬT CHẾT”

Đọc tác phẩm “Luật Chết năm 70 tuổi”, chúng ta biết được họ nghĩ gì khi phải đối diện với cái chết. Từ câu chuyện trong xã hội Nhật Bản, một bà mẹ chồng nằm liệt giường phải nhận sự giúp đỡ từ người khác nhưng lại sợ hãi chuyện chết đi. Một người cha quyết định nghỉ hưu sớm đi du lịch để không lãng phí chút thời gian còn lại, hay một người mẹ hơn một nửa cuộc đời đã hy sinh cho gia đình quyết định rời nhà ra đi để tìm ý nghĩa cuộc sống, tìm lại tự do, và cả cậu con trai không một chút động lực kiếm tiền, chỉ ở nhà suốt 3 năm chờ cơm mẹ nấu mẹ bưng lên phòng… Mọi người lần lượt nhận ra nỗi vất vả của mẹ trong suốt những năm tháng qua.
Và với gia đình, chưa bao giờ là muộn, dù có bao nhiêu lỗi lầm, nhưng người làm mẹ, vẫn luôn sẵn sàng tha thứ…

SUY NGẪM CỦA NGƯỜI ĐỌC?

Bạn nghĩ thế nào nếu Luật Chết năm… 70 sẽ được áp dụng tại Việt Nam – những người từ 70 tuổi trở lên, đều phải lựa chọn một cái chết êm ái – để thoát khỏi gánh nặng cho quốc gia: về chế độ lương hưu, y tế, BHXH… và sự chăm sóc cho người già của những người trẻ? Tôi thì sẽ phản đối ngay!

Khi trái tim này quá chật chội, thì hành động của chúng ta đối với người già, những bậc tiền bối sẽ trở nên thừa thải phải không? Nếu người đó bị bệnh nằm liệt giường, hay bại não… thì chúng ta cũng không được phép làm điều đó đối với họ. Vì, ai mà không đến lúc phải như vậy, sinh lão bệnh tử, ai cũng phải trải qua. Khi họ đi đến cuối cuộc đời, điều ta nên làm là chăm sóc họ, giúp họ vui sống, giúp họ lạc quan…
Cái vốn của cuộc sống con người, chính là ở chỗ chăm sóc mẹ cha, ông bà lúc tuổi cuối đời của mình, là bởi vì công ơn to lớn của họ dành cho mình, những thế hệ đi sau là không kể hết…
Hãy cùng tìm đọc cuốn sách này, bạn sẽ góp nhặt được những điều thú vị!
——————————————————
Nguồn: Facebook Nguyen Tien
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Xem Thêm  [Review sách] Bạn có phải là người giỏi lắng nghe?
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận